SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA VÁN SÀN SPC VÀ PVC

Xu hướng sử dụng sàn giả gỗ ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam và nổi lên là ván sàn SPC và PVC. Những loại sàn nay có tính ứng dụng cao, dễ dàng lắp đặt, phù hợp với nhiều công trình dù là phong cách cổ điển hay phong cách hiện đại. Nhờ đó, chúng đang dần thay thế vị trí của các loại vật liệu lát sàn và khẳng định chất lượng trong lòng người tiêu dùng.

Hôm nay EFLOOR sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc và phân tích ưu nhược điểm giữa sàn nhựa SPC và PVC. Cùng theo dõi nhé!

so-sanh-san-spc-va

Giới thiệu về ván sàn SPC và PVC

1.1 Sàn SPC

Ván sàn SPC hay còn gọi là sàn nhựa hèm khóa SPC, tên đầy đủ trong tiếng Anh là Stone Plastic Composite. Với thành phần chính bao gồm: hạt nhựa nguyên sinh PE, bột đá Canxi Cacbonat (CaCO3) và một số chất phụ gia khác.

1.1.1 Cấu tạo sàn nhựa giả gỗ SPC

Thông thường, mỗi tấm sàn nhựa SPC đúng chuẩn sẽ có 4 lớp, bao gồm:

  • Lớp chống tia UV được trát ngoài cùng
  • Lớp màng bảo vệ có công dụng chịu lực và chịu nhiệt
  • Lớp vân trang trí
  • Lớp lõi cấu tạo từ SPC và hèm khóa thông minh

Khi lắp đặt, người thi công cần lớp thêm một lớp lót đáy bằng xốp trước khi lắp đặt.

Tuy nhiên, đối với một số loại sàn SPC cao cấp, điển hình như sàn Composite kháng nước EFLOOR ( hay còn gọi sàn nhựa hèm khóa SPC của EFLOOR) sẽ có sẵn lớp lót đáy, không cần lót thêm một lớp riêng.

Hơn thế, lớp đáy này có chức năng cân bằng, giữ cho sàn không bị cong, uốn, tăng khả năng cách âm và dễ dàng thuận tiện thi công trong trường hợp sàn có sai số

(Xem thêm: Sàn EFLOOR và những lợi ích của lớp lót đáy IXPE)

1.1.2 Sàn SPC tích hợp hèm khóa

Đối với sàn nhựa SPC chỉ có một dạng thi công duy nhất là sàn SPC tích hợp hèm khóa, giúp người dùng dễ dàng thực hiện lắp đặt, nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí hơn.

Giải thích cho vấn đề tiết kiệm chi phí, chúng ta có thể hiểu tuy là loại vật liệu này có giá thành có hơn gần gấp đôi so với gạch men, gạch ốp lát.

Song khi tính tổng tất cả các khoản bao gồm: vật tư, nhân công, xi măng… thì nhận thấy giá sàn SPC chỉ ở mức tương đương hoặc thậm chí rẻ hơn so với sàn ceramic.

Đặc biệt, cũng nhờ tính năng này mà sàn nhựa SPC không chứa Formaldehyde, một chất thường có trong sàn gỗ công nghiệp hoặc sàn dán keo, gây nên nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người sử dụng.

1.2 Sàn PVC

Polyvinyl Clorua là thành phần chính có trong sàn nhựa PVC và được chế tác dưới áp suất cao nhằm tạo nên miếng lót sàn có kết cấu bền bỉ. Sàn nhựa PVC thường không mùi và không gây độc hại cho người dùng.

Sàn nhựa PVC có cấu tạo gồm 4 lớp:

  • Lớp bảo vệ giúp chống trầy xước.
  • Lớp trang trí có các hoa văn đa dạng.
  • Lớp base (lớp lõi) quyết định độ bền và chắc chắn của sàn.
  • Lớp đế PVC

Trên thị trường hiện nay, sàn PVC được chia thành 3 loại thi công:

Sàn PVC dán keo: Keo sữa, keo chuyên dụng thường được dùng khi dán sàn PVC loại này.

Sàn PVC tự dính: dưới đáy sàn sẽ có thêm lớp lót chuyên dụng giúp bám dính.

Sàn PVC hèm khóa : với thiết kế hệ thống hèm khóa âm dương có tác dụng liên kết các tấm lót sàn cùng loại với nhau mà không cần keo dán.

SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM SÀN NHỰA SPC VÀ PVC

Giữa ván sàn SPC và PVC bởi vì đều cùng là sàn nhựa nên sẽ có nhiều đặc điểm giống nhau, tuy nhiên về mặt chất lượng thì lại có sự khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình tìm mua sản phẩm, người tiêu dùng cần phải tìm hiểu rõ để phân biệt và chọn được loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng mua sai dẫn đến hiệu quả sản phẩm không đạt chất lượng như mong muốn.

Dưới đây là một vài phân tích về ưu nhược điểm của hai loại vật liệu lát sàn này:

san-spc

2.1 Chất lượng và độ bền

Sàn nhựa SPC

Sàn nhựa PVC

  • Khả năng chống thấm nước 100%, chống ẩm và mối mọt tốt
  • Tính thẩm mỹ cao nhờ lớp vân gỗ không khác gì vân gỗ tự nhiên và rất nhiều loại họa tiết khác.
  • Sàn SPC bền màu, giữ được độ sáng và bóng lâu dài nhờ lớp khán UV bên ngoài
  • Khả năng chống bong tách lớp và độ bền cao nhờ lớp bảo vệ và lớp lõi SPC dày dặn. Do đó, khi xuất hiện va đập, bề mặt sàn không bị lõm hay lưu dấu đồng thời khả năng giảm thanh cũng cực kỳ tốt
  • Đa dạng loại vân
  • Không thấm nước, kháng khuẩn và nấm mốc.
  • Giảm thanh tốt khi có va chạm.
  • Độ đàn hồi cao nhờ liên kết các phân tử PE. Nhờ đó, sàn PVC vẫn giữ được độ bền khi gặp lực tác động mạnh.

Như vậy, có thể thấy 2 loại sàn này có những ưu điểm tương đối giống nhau. Tuy nhiên, chất lượng của sàn SPC có vượt trội hơn và phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam, nhờ đó được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình từ nhà ở đến cửa hàng, trung tâm thương mại…

2.2 Giá thành

Giá thành của sàn SPC và PVC có thể dao động tùy vào phương thức thi công, loại vân bề mặt và hãng sản xuất.

  • Đối với sàn SPC 1 tấm có giá: 300.000đ – 500.000đ /m²
  • Đối với PVC có rẻ hơn, nhưng không đáng kể: 100.000đ- 350.000đ/m²

2.3 Thi công và tái sử dụng

Về quy trình thi công và lắp đặt cả ván sàn SPC và PVC đều có các bước chuẩn bị cơ bản như: làm sạch bề mặt sàn, lót cao su giảm thanh (nếu cần) và tiến hành dán hay lắp các miếng sàn.

Riêng đối với sàn SPC thì việc thi công sẽ đơn giản hơn nhờ công nghệ hèm khóa thông minh, người dùng có thể tự lắp và không cần thêm bước dán keo phức tạp như sàn PVC dán keo. 

Những loại sàn lắp đặt bằng hệ thống hèm khóa đều có thể giúp cho việc thi công trở nên thuận tiện hơn và dễ dàng tháo gỡ, có thể dùng lại bất kỳ khi nào. Đặc biệt là khi chúng ta cần di chuyển hoặc thay thế bất kỳ một tấm sàn nào đó bị hỏng, bạn không cần phải gỡ hết mặt sàn, nhờ đó sau khi sửa chữa xong mặt nền vẫn được giữ nguyên vẹn. 

Còn đối với sàn nhựa PVC dán keo, chúng ta tuyệt nhiên không thể di dời hay tháo gỡ bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến mặt nền cũ.

2.4 Tuổi thọ sản phẩm

  • Đối với ván sàn SPC, bạn có thể sử dụng 20 năm cho các công trình thương mại và trọn đời cho các công trình nhà ở dân dụng.
  • Đối với sàn PVC, nếu vệ sinh cẩn thận và thường xuyên, bạn có thể sử dụng đến 15 năm. 

Ở trên là những phân tích cơ bản nhưng tương đối đầy đủ về ưu và nhược điểm của 2 loại sàn SPC và PVC.

2.4.1 Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng

Mỗi loại sàn được sản xuất theo dây chuyền công nghệ khác nhau nên cũng mang những đặc tính, tính năng riêng.

Sơ lược lại một lần nữa ta có thể thấy sàn nhựa SPC được sản xuất từ nguyên liệu hoàn toàn không thấm nước, hệ thống hèm khóa thông minh dễ dàng lắp đặt, độ cứng giúp sàn SPC chống lại sự biến dạng do vật nặng và đặc biệt không chứa chất gây ung thư Formaldehyde.

Còn sàn PVC với giá thành rẻ hơn, đa dạng mẫu từ dán keo, tự dính đến hèm khóa. Như vậy, tùy vào điều kiện của dự án, mục tiêu sử dụng và nguồn ngân sách dự kiến mà bạn cân nhắc lựa chọn sàn SPC hay sàn nhựa PVC nhé.

BOX THÔNG TIN: 

Đây là vật liệu lát sàn hiện đại với chất lượng vượt trội và tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm được ứng dụng rất nhiều vào trong cuộc sống, từ lát sàn nhà ở đến các công trình văn phòng, khu công cộng nhờ sự phong phú trong mẫu mã, bền vững trong quá trình sử dụng và thuận tiện trong thi công.

Tại các nước Âu, Mỹ. Sàn Composite SPC được sử dụng khoảng 60% cho việc sửa chữa, làm mới công trình thương mại và dân dụng. Còn lại 40% cho các công trình mới, đòi hỏi độ bền và tính mỹ thuật cao. Là sự lựa chọn đáng tin cậy và an toàn cho người tiêu dùng Việt

THAM KHẢO THÊM :

EFLOORThương hiệu sàn Composite kháng nước từ New Era Home

Liên hệ để được tư vấn:

– ☎ (+84) 28 3526 7177

– ✉️ spc@efloor.asia

– Đc: 60 Đặng Dung, P. Tân Định, Q.1, Tp. HCM

5/5 - (1 bình chọn)