Ngay nay, vật liệu composite đang được ứng dụng phổ biến và dân thay thế cho các loại vật liệu khác như gốm sứ, kim loại, gỗ… Điều này đã góp một phần quan trọng trong quá trình phát triển ngành xây dựng nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Cùng xem hết bài viết dưới đây để biết được loại vật liệu này đã xâm nhập vào cuộc sống chúng ta như thế nào!
Nội dung chính
Giới thiệu vật liệu Composite
Composite (hay còn được gọi là vật liệu tổng hợp/vật liệu compozit) là một loại vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau, nhằm tạo ra một loại vật liệu mới, ưu việt hơn, bền hơn và mang tính chất cũng như những công dụng vượt trội hơn hẳn so với những vật liệu ban đầu
Nghe có vẻ hơi vĩ mô, nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản kể từ khi con người biết trộn những viên sỏi nhỏ vào đất để làm gạch. Hay trộn bùn với rơm băm nhỏ để làm vách nhà thì vật liệu composite đã xuất hiện. Hơn thế, dù không để ý nhưng có một loại vật liệu tổng hợp chúng ta rất thường gặp chính là bê tông.
Vậy một câu hỏi đặt ra ở đây, rằng: Nhựa có phải là Composite hay không? Để giải thích cho vấn đề này, theo thực tế thì hầu hết các loại nhựa (plastic) – loại được sử dụng để làm đồ chơi, chai nước và các vật dụng quen thuộc khác – không phải là vật liệu composite. Chúng là nhựa nguyên chất. Nhưng cũng có rất nhiều loại nhựa tổng hợp, không phải mọi loại nhựa (plastic), chúng đều là vật liệu composite.
Cấu tạo của vật liệu Composite
Cấu tạo vật liệu Composite bao gồm vật liệu nền và vật liệu cốt:
🛠 Vật liệu nền hay còn gọi là nhựa pha có chức năng đảm bảo cho các thành phần cốt lõi được liên kết với nhau tạo nên tính nguyên khối và đồng nhất cho sản phẩm. Vật liệu nền của nhựa tổng hợp bao gồm polyme (polyester, PE, PP, PVC, epoxy, cao su…), kim loại, ceramic…
🛠 Vật liệu cốt bao gồm các thành phần cung cấp cho vật liệu này các tính chất cơ lý tính cần thiết. Về cơ bản có hai loại vật liệu cốt, đó là dạng sợi (thủy tinh, cellulose, carbon, ceramic) hoặc dạng hạt (hạt kim loại, hạt đất sét, bột gỗ, bột đá) và các dạng khác.
Ưu điểm của vật liệu Composite
Ưu điểm lớn nhất của vật liệu composite là có thể thay đổi cấu trúc hình học, sự phân bố và các thành phần vật liệu để tạo ra một loại vật liệu mới với hình dáng và chất lượng theo mong muốn.
Composite đảm bảo được các yêu cầu khắt khe như nhẹ, chịu nhiệt, chịu va đập, uốn, kéo… tốt hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống khác (thủy tinh, gốm, gỗ…) Vì vậy, nó trở thành một loại vật liệu giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
- Độ bền cao: sử dụng được trong hầu hết tất các các môi trường, kháng hóa chất cao, không tốn kém chi phí bảo quản cao và chống ăn mòn.
- Cách điện và cách nhiệt tốt.
- Khả năng chịu nhiệt, chống cháy lan.
- Không thấm nước, không độc hại.
- Thời gian sử dụng lâu, chịu thời tiết, chống tia UV, chống lão hóa nên rất bền.
- Gia công đơn giản, nhanh chóng, mẫu mã đa dạng, dễ tạo hình, dễ thay đổi, sửa chữa.
- Chi phí đầu tư thấp: dễ bảo trì, dễ sửa chữa, giá thành rẻ.
- Màu sắc, hình thái đa dạng, bền đẹp.
Nhược điểm của vật liệu Composite
Bên cạnh những ưu điểm của loại vật liệu này, chúng ta vẫn cần biết những nhược điểm của vật liệu này để ứng dụng phù hợp:
- Khó tái chế, tái sử dụng khi bị hư hỏng
- Giá thành nguyên liệu tương đối cao, phương pháp chế biến tốn nhiều thời gian.
- Phức tạp trong phân tích tích cơ, lý, hóa tính của mẫu vật
- Chất lượng vật liệu phụ thuộc nhiều vào trình độ của người sản xuất.
Một số ứng dụng trong đời sống và sản xuất
Vật liệu Composite được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống, khắc phục những nhược điểm của các vật liệu khác, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu suất và chất lượng công việc và cuộc sống con người, như:
Ống dẫn nước sạch, đường ống xử lý nước thải, đường ống tưới, đường ống dẫn nước qua nguồn nhiễm mặn, nhiễm phèn, nắp thùng, thùng chở hàng, bàn ghế, trang trí nội thất, tấm ốp composite, hệ thống cách điện, ốp ô tô, mô tô, xe đạp, vỏ tàu thuyền, mô hình đồ chơi trẻ em, vỏ động cơ tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ…
Sàn Composite Kháng Nước EFLOOR
Một trong những ứng dụng của vật liệu composite chính là sản phẩm tấm ván lát sàn EFLOOR (tên đầy đủ là Sàn Composite Kháng Nước EFLOOR). Sản phẩm được cấu tạo từ bột đá Canxi Cacbonat (CaCO3), nhựa nguyên sinh và các chất ổn định.
Ưu điểm của Sàn Composite Kháng Nước EFLOOR
- 100% kháng nước và siêu bền bỉ
- Chống trầy xước
- Chống cháy lan
- Chống trơn trượt
- Dễ dàng vệ sinh bảo trì
- Thân thiện với môi trường
- Không độc hại, không chứa Formaldehyde
- Lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng
- Hấp thụ âm thanh & chống ồn
Sàn EFLOOR bảo hành trực tiếp từ nhà máy
- Bảo hành 20 năm cho các công trình thương mại
- Bảo hành trọn đời cho các công trình nhà ở dân dụng
So sánh Sàn Composite Kháng Nước EFLOOR và Sàn Gỗ Công Nghiệp
Như vậy, với các ưu điểm vượt trội của mình, composite là một loại vật liệu tương lai có thể thay thế cho tất cả vật liệu truyền thống khác như thủy tinh, gỗ, gốm… Các vật dụng, thiết bị được sản xuất từ vật liệu Composite, đặc biệt là các sản phẩm trong xây dựng, nội thất chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
BOX THÔNG TIN:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu ván sàn, trong đó sàn Composite kháng nước EFLOOR chính là đơn vị đi đầu về lĩnh vật liệu lát sàn bằng nguyên liệu Composite. Đến với EFLOOR, bạn có thể thoải mái lựa chọn về mẫu mã sản phẩm và hoàn toàn an tâm về chất lượng, dịch vụ cũng như chế độ bảo trì, bảo hành. Tại EFLOOR hiện nay có tất cả các kiểu lát sàn kể trên, đồng thời cũng cho ra mắt dịch vụ làm theo đơn đặt hàng. Bạn chỉ cần đưa ra yêu cầu về số lượng, họa tiết, độ dày, chiều rộng theo sở thích hoặc theo tính toán của đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, EFLOOR đảm bảo sẽ cung ứng đến khách hàng đạt chất lượng cao nhất với giá thành tốt nhất. |
EFLOOR – Thương hiệu sàn Composite kháng nước từ New Era Home.
Liên hệ để được tư vấn:
– ☎ (+84) 28 3526 7177
– ✉️ spc@efloor.asia
– Đc: 60 Đặng Dung, P. Tân Định, Q.1, Tp. HCM