Formaldehyde có trong sàn gỗ công nghiệp được tổ chức WHO liệt kê vào nhóm chất độc hại đối với sức khỏe con người bởi chu kỳ phát tán của nó kéo dài lên đến 15 năm. Chúng liên tục tiến triển, tích lũy, gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh bạch cầu, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến ung thư.
Chính vì vậy, trong quá trình lựa chọn nội thất nói chung hay ván sàn cho ngôi nhà nói riêng phải quan tâm đến vấn đề, rằng sản phẩm đó có chứa các chất phụ gia kết dính nguy hại hay không, đặc biệt là Formaldehyde.
Nội dung chính
FORMALDEHYDE VÀ NHỮNG TÁC HẠI NGUY HIỂM TỚI SỨC KHỎE
Formaldehyde là gì?
Formaldehyde là hợp chất hữu cơ không màu dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường. Hóa chất này có mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước (nếu dung dịch này có khoảng 40% theo thể tích hoặc 37% theo khối lượng gọi là formon hay formalin). Chất này thường được tìm thấy trong vài loại dung dịch lỏng có công thức hóa học là H2CO.
Trong thực tiễn, Formaldehyde được ứng dụng nhiều vào các lĩnh vực như: làm thuốc bảo quản trong phòng thí nghiệm nhà xác, sử dụng trong các sản phẩm gia dụng, keo, vải chống nhăn, chất trán giấy, thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng, diệt trùng và đặc biệt có trong các sản phẩm gỗ công nghiệp. Khi người dùng sử dụng các sản phẩm keo dán có chứa Formaldehyde và hít phải loại khí độc hại này, sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng cay mũi, cay mắt, đau đầu và tức ngực… Nguy hiểm hơn, hóa chất này tồn tại trôi nổi ở trong không khí với chu kỳ phát tán kéo dài từ 3 đến 15 năm.
Tác hại của Formaldehyde với sức khỏe
Tuy hiện nay trên toàn Châu Âu vẫn đang xếp formaldehyde thuộc nhóm 3. Nhưng cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã chuyển hóa chất này từ nhóm 3 (chất có khả năng gây nên ung thư) sang nhóm 1 (chất gây nên ung thư).
Mức độ ảnh hưởng của hóa chất này đối với cơ thể con người sẽ khác nhau tùy vào từng giai đoạn. Nếu như ban đầu khi hít phải Formaldehyde, sẽ có các triệu chứng kích ứng ở mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Thì sau đó, việc hít phải Formaldehyde trong thời gian dài, lúc hóa chất này đã đi sâu vào cơ thể sẽ có khả năng làm cho các phần tử protein liên kết không đảo ngược được với DNA.
Phản ứng này của các amin tạo ra hóa chất độc, gây viêm da, viêm niêm mạc phổi và làm tổn thương những cơ quan đó. Do phân tử của hóa chất này rất nhỏ nên có thể len lỏi vào da, vào đường máu khiến máu tạo ra hợp chất độc, tích tụ lâu sẽ gây nguy hại cho tế bào, gây ung thư, dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người như: thay đổi khứu giác bất thường, ngứa mũi, dị ứng, chức năng phổi, chức năng gan và khả năng miễn dịch cũng trở nên bất thường. Điều đáng nói ở đây là cơ thể con người không có cơ chế đào thải Formaldehyde.
CẢNH BÁO FORMALDEHYDE CÓ TRONG SÀN GỖ GIÁ RẺ
Nếu mỗi lần tiếp xúc với các loại nội thất đồ gỗ hay ván sàn gỗ công nghiệp nhưng cảm thấy đau đầu, cay mắt, cay mũi… bởi mùi hương có vị cay nồng, mùi hăng, ngái … Hơn nữa là thỉnh thoảng các loại đồ dùng còn xuất hiện tình trạng nấm mốc. Điều này có nghĩa bạn đang gặp nguy hiểm về sức khỏe vì các sản phẩm nội thất đó đang chứa hoặc chứa dư thừa hàm lượng Formaldehyde.
Tại sao sàn gỗ công nghiệp lại chứa Formaldehyde
Thông thường, các sản phẩm gỗ công nghiệp điều được sản xuất bằng cách nghiền các cây gỗ rừng, sau đó trộn với keo và ép để tạo độ dày. Sản phẩm keo được sử dụng là các loại keo như UF, PF có thành phần chính là Formaldehyde. Có tác dụng liên kết với cellulose của gỗ tạo nên độ bền. Ngoài ra, thành phần Formaldehyde trong keo có tính kết dính mạnh tăng cường độ cứng, chống ăn mòn, chống côn trùng mối mọt và giữ hình thái khiến tấm ván rắn chắc. Chính vì vậy mà nó được sử dụng rất nhiều trong quá trình sản xuất ván gỗ công nghiệp. Tùy vào từng loại keo mà thành phần Formaldehyde sẽ có nhiều hay ít.
Mùi hăng xốc có trong hóa chất này tuy không tồn tại lâu, chỉ qua một khoảng thời gian sẽ bay hơi và nhạt đi khá nhiều, khiến chúng ta không thể nhận biết được. Tuy vậy, thực chất là nó không hề mất đi mà ẩn sâu trong từng cấu trúc gỗ, phải mất khoảng 15 năm mới hết và cứ thế chúng âm thầm xâm nhập vào cơ thể con người.
Lựa chọn sàn gỗ chất lượng cao
Để giảm thiểu rủi ro khi tiếp xúc với các loại nội thất hoặc sàn nhà có chứa chất Formaldehyde, ngoài việc mang găng tay chuyên dụng, mắt kiếng, khẩu trang bảo vệ. Chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại vật dụng, tủ kệ, sàn nhà được làm từ gỗ công nghiệp có trong gia đình, bởi ít hay nhiều các sản phẩm này đều có chứa Formaldehyde. Đặc biệt, ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ có nguồn gốc thiên nhiên hoặc các sản phẩm có gắn nhãn “Không chứa Formaldehyde”.
Điển hình như sàn Composite kháng nước EFLOOR sử dụng công nghệ ép nhiệt để liên kết các lớp với nhau, đồng thời áp dụng công nghệ hèm khóa thông minh nên hoàn toàn không cần sử dụng keo dán khi lắp đặt. Do vậy, sản phẩm EFLOOR đã đạt các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe khắt khe, hoàn toàn không chứa Formaldehyde, không giải phóng khí độc hại cũng như chống lại sự hoen ố ẩm mốc, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, mang đến sự an toàn cho cả nhà trong xuyên suốt quá trình sử dụng. Đây là một sản phẩm phù hợp cho hầu hết các nhu cầu của người nhà tiêu dùng, từ dự án nhà ở dân dụng đến các công trình thương mại với tần suất đi lại nhiều như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học…
Sàn Composite Kháng Nước EFLOOR (còn gọi là sàn SPC EFLOOR) là loại sàn cao cấp thế hệ mới nhất, có lớp lõi siêu bền từ sự kết hợp giữa bột đá, nhựa nguyên sinh và các chất ổn định. Ngoài khả năng kháng nước tuyệt đối, sàn SPC EFLOOR còn có khả năng chống cháy và chống co ngót do sự ảnh hưởng của nhiệt độ một cách vượt trội.
THAM KHẢO THÊM:
|
EFLOOR – Thương hiệu sàn Composite kháng nước từ New Era Home.
Liên hệ để được tư vấn:
– ☎ (+84) 28 3526 7177
– ✉️ spc@efloor.asia
– Đc: 60 Đặng Dung, P. Tân Định, Q.1, Tp. HCM