SÀN GỖ BẰNG NHỰA VÀ SÀN GỖ TỰ NHIÊN: LOẠI NÀO TỐT HƠN?

Rất nhiều loại vật liệu lát sàn mới được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trang trí nhà cửa của người dùng. Mỗi loại sẽ có một đặc điểm khác nhau khiến nhiều người tiêu dùng băn khoăn khi lựa chọn sản phẩm. Trên thị trường đang rất thịnh hành 2 loại là sàn gỗ tự nhiên truyền thống và tấm sàn nhựa giả gỗ hiện đại, mỗi loại đều mang những đặc tính nổi trội rất riêng biệt.

Để so sánh giữa sàn gỗ tự nhiên và sàn nhựa giả gỗ thì cả 2 loại sản phẩm này đều đang rất được ưa chuộng. Mỗi chất liệu đều sử sở hữu ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Nếu sàn gỗ tự nhiên mang lại vẻ đẹp cổ kính nhưng không kém phần sang trọng trong việc thiết kế nội và ngoại thất. Thì sàn nhựa giả gỗ có đầy đủ các loại họa tiết hoa văn từ cổ điển đến hiện đại. Để tìm hiểu kĩ càng từng nguồn gốc, chất lượng, cách thức sản xuất và giá cả từng loại. Hôm nay, EFLOOR sẽ mang đến bạn đọc những so sánh về 2 loại vật liệu này, giúp bạn có cái nhìn chính xác và dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn. 

Các đặc điểm của sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ bằng nhựa

1.1 Sàn gỗ tự nhiên

San go tu nhien
Sàn gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp cổ điểm, trang trọng và tinh tế

Sàn gỗ tự nhiên là loại sàn được sản xuất từ thân cây gỗ tự nhiên, gồm những cây gỗ quý, có độ bền cao, khả năng chống mối mọt, chịu nước, bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian và trong quá trình sử dụng của khách hàng. Đây là một trong những vật liệu dùng để lát sàn sang trọng bậc nhất hiện nay, cũng là sản phẩm có độ bền cao chịu được mọi loại thời tiết dù ngoài trời hay trong nhà.

Quá trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên trải qua các giai đoạn phơi, tẩm, sấy, loại bỏ nước…để tăng độ bền và chống mối mọt. Mỗi tấm ván sàn thường rộng từ 1½ đến 2½ inch, hoặc có các tấm ván rộng từ 4 đến 8 inch. Mỗi ván thường dày ¾ inch và có thể được cắt hoàn thiện trước hay sau, tùy thuộc vào sở thích. Ngày nay, mỗi tấm sàn sàn gỗ tự nhiên thường được cắt trước theo tiêu chuẩn, nhưng nếu không muốn thì cũng không gặp phải bất kỳ khó khăn gì.

Sàn gỗ tự nhiên có hai loại cơ bản là sàn gỗ tự nhiên 100% gỗ thịt và sàn gỗ tự nhiên dán mặt. Chính vì vậy, cấu tạo của loại sàn này cũng được chia thành 2 loại như sau:

CẤU TẠO

Sàn gỗ tự nhiên 100%

Sàn gỗ tự nhiên dán mặt

Gồm 2 phần: 

  • Đối với gỗ tự nhiên thì có thành phần là 100% thân gỗ tự nhiên được khai thác tại các rừng nguyên sinh, hoặc rừng do con người trồng. Sau khi được khai thác và xử lý loại bỏ phần lõi và phần giác, thì được cắt xẻ và tẩm sấy tạo độ ổn định cho sàn gỗ tự nhiên khi đưa vào sử dụng. Với thành phần 100% gỗ tự nhiên quý hiếm hàng trăm năm đa phần các loại sàn tự nhiên đều chống mối mọt và sử dụng vào mùa đông thì ấm mùa hè thì mát.
  • Phần thứ 2 trên cấu tạo của sàn gỗ 100% gỗ tự nhiên chính là lớp sơn Uv công nghệ đức có nguồn gốc thực vật an toàn cho người sử dụng, tạo độ bóng và chống trầy xước cho sàn gỗ đạt tới giá trị về thẩm mỹ cao nhất
Gồm 3 phần: 

  • Phần trên cùng là lớp sơn uv phủ bóng và chống xước, công nghệ Đức có nguồn gốc thực vật an toàn cho người sử dụng.
  • Phần thứ 2 là lớp gỗ thật 100% tự nhiên được khai thác từ các rừng nguyên  sinh và rừng do con người trồng
  • Phần dưới cùng là cốt gỗ được ép bởi các loại bột gỗ khác. Tất nhiên vì có sự tham gia của các loại bột gỗ, các loại keo dán cũng như phải trải qua quán trình xử lý mối mọt bằng các chất hóa học nên sàn gỗ tự nhiên dán mặt sẽ không đạt được chất lượng tốt, độ an toàn và tính thẩm mỹ như sàn tự nhiên 100%, nhưng đổi lại là có giá thành rẻ, phù hợp với phân khúc tầm trung. Đây cũng là một lựa chọn tốt cho những ai yêu thích sàn gỗ nhưng tổng kinh tế hoàn thành công trình không đáp ứng đủ nhu cầu nếu sử dụng sàn gỗ tự nhiên 100%. 
Cau tao san go tu nhien
Cấu tạo sàn gỗ tự nhiên 100%

KHU VỰC LẮP ĐẶT: Có thể lắp sàn gỗ tự nhiên ở bất kỳ đâu, nhưng cơ bản vẫn phải tránh những khu vực có tiếp xúc với:

  • Nơi có nước, độ ẩm cao hoặc dễ bị ẩm mốc (nhà bếp hoặc phòng tắm).
  • Nơi ẩm thấp (tầng hầm hoặc phòng khách ở tầng trệt — hoặc bất kỳ phòng nào có mặt nền phụ bằng bê tông).
  • Nơi có sự biến đổi về nhiệt độ (căn phòng 3 mùa trở lên với hệ thống sưởi dưới sàn).
  • Nơi có hoạt động mạnh (phòng trẻ em hoặc nơi nào đó chó chơi).

LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT: 

Với đặc tính được làm từ gỗ tự nhiên nên thường phải được lắp đặt trên mặt nền phụ. Đa số các mặt thường được làm từ ván ép hoặc bê tông để đảm bảo rằng chúng trông hoàn thiện và không còn gồ ghề. 

Để lắp được chúng lên mặt nền phụ cần phải có sự can thiệp của keo dán và đinh đóng. Chính vì vậy, việc thuê một đội ngũ chuyên gia để lắp đặt chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Các thớ gỗ của ván sàn tự nhiên sẽ nở ra hoặc co lại dựa vào độ ẩm và nhiệt độ của nơi lắp đặt. Nên tất cả những gì bạn cần là phải đặt các tấm sàn ở nơi sẽ thi công, trong nhiệt độ phòng ít nhất một vài ngày trước khi tiến hành lắp đặt. 

CÁC LOẠI SÀN GỖ TỰ NHIÊN:

Gỗ sồi (Oak): Loại sàn gỗ phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, đặc tính nổi trội nhất của loại gỗ này chính là sự ấm chân. Gỗ sồi được được chia làm sồi đỏ, sồi trắng, có cả trong nước và nhập khẩu. 

Cây phong (Maple): Cây phong là một loại gỗ cứng phổ biến ở trong nước. Nó nhẹ hơn gỗ sồi rất nhiều và có thể khó bám bẩn, nhưng lại là một loại gỗ cứng và có vẻ ngoài rất tự nhiên và tuyệt vời.

Gỗ óc chó (Walnut): Phong phú và sẫm màu, gỗ óc chó được biết đến với màu hạt sô-cô-la và vẻ ngoài sang trọng.

Gỗ Hồ Đào (Hickory): Là loại gỗ cứng, thô, vân gỗ thường thẳng, nhưng đôi khi dợn sóng hoặc sắp xếp không theo trật tự. Gỗ Hồ Đào là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn thực sự yêu thích thể hiện chi tiết phức tạp của nó lên sàn nhà.

Tre: Với vẻ ngoài hoàn toàn độc đáo, sàn tre vừa thân thiện với môi trường vừa là một trong những gỗ bền nhất hiện nay.

Gỗ Bần (Cork): Về mặt kỹ thuật, sàn gỗ bần thực chất là một loại sàn tổng hợp làm từ vỏ cây, nhưng nó được ép thành các tấm ván và được lắp đặt giống như các loại gỗ cứng rắn khác.

Tất nhiên, đây chỉ là một lát cắt về thế giới của các loài gỗ. Trên thị trường có nhiều hơn nữa các tên gọi và các mẫu sản phẩm sàn gỗ tự nhiên khác mà đây chỉ là tên của một vài loại phổ biến nhất.

1.2 Sàn gỗ bằng nhựa (sàn SPC)

Sàn gỗ bằng nhựa EFLOOR
Sàn gỗ bằng nhựa SPC đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng

SPC là tên viết tắt của Stone Plastic Composite. Tấm sàn SPC được phổ biến rộng rãi trong các năm gần đây và được sử dụng thi công ốp tường, lát sàn nhà tương tự như các loại sàn gỗ hay gạch men, đá tự nhiên. Ưu điểm lớn nhất của tấm sàn  SPC là kháng nước, bền với thời gian và dễ dàng trong thi công so với các loại vật liệu khác.

Ứng dụng của tấm sàn SPC rất đa dạng trong các công trình thương mại, dân dụng và công nghiệp do sự phong phú trong mẫu mã, bền vững trong quá trình sử dụng và thuận tiện trong thi công. Tại các nước Âu, Mỹ, sàn nhựa SPC được sử dụng khoảng 60% cho việc sửa chữa, làm mới công trình thương mại và dân dụng, 40% cho các công trình mới có đòi hỏi độ bền và tính mỹ thuật cao.

CẤU TẠO: gồm có 5 lớp

Lớp trên cùng (UV) Lớp trên cùng của sàn là một loại vật liệu trong suốt có tác dụng chống trơn trượt, chống nước và chống bám bẩn. Chức năng quan trọng nhất của nó là chống trầy xước, bảo vệ lớp họa tiết bên dưới và ngăn bay màu dưới tác động của ánh sáng, tia UV
Lớp Wear Layer (PVC Embossed Layer) Là lớp vật liệu trong suốt có độ bền cao để chống mài mòn, chống thấm, chống ẩm mốc để tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
Lớp họa tiết, hoa văn (High Definition Photographic Layer) Còn gọi là lớp film, đây là lớp tạo màu, hoa văn, vân gỗ, vân đá…Phần họa tiết này được làm từ các Film khá đa dạng về mẫu mã nên có thể dễ dàng tìm được loại sàn có phong cách thiết kế phù hợp với không gian nội thất.  
Lớp lõi (SPC Core) Đây là lớp lõi nhựa đá dày đặc, không thấm nước giúp làm cứng và độ ổn định cho tấm SPC.

Kết hợp cùng các loại hèm khóa thông minh giúp việc thi công lắp đặt dễ dàng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của sàn. 

Lớp đáy (Foam Backing Underlay) Có chức năng cân bằng, giữ cho sàn không bị cong, uốn, tăng khả năng cách âm và dễ dàng thuận tiện thi công trong trường hợp sàn có sai số
San SPC EFLOOR
Cấu tạo sàn nhựa bằng gỗ SPC EFLOOR

KHU VỰC LẮP ĐẶT

Nhờ kế thừa các ưu điểm của các loại ván sàn đi trước và khắc phục được những hạn chế, nên sàn SPC có thể được dùng để lắp đặt cho mọi không gian với mọi loại công trình. Tuy nhiên, do sàn có cấu tạo phần lõi khá cứng, giòn và dễ tổn thương nên chỉ được dùng cho các công trình có mặt nền hoàn toàn bằng phẳng. Hơn thế, sàn SPC (sàn Composite kháng nước EFLOOR) không phù hợp để dùng cho các không gian ngoài trời. 

LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT

  •  Cần tính toán trước chiều dài, chiều rộng phòng để cắt tấm cho thuận tiện.
  •  Kiểm tra độ vuông góc, độ phẳng của sàn. Nền sàn cần được xử lý sơ bộ, sai số cho phép 3mm trên 2m dài, việc này cần phải đặc biệt lưu ý. 
  • Vệ sinh và làm sạch không gian để tránh bụi rơi vào hèm khóa gây khó trong quá trình lắp đặt.
  • Sử dụng đúng phương pháp, phù hợp với hèm khóa và dụng cụ cân chỉnh để tránh gãy hèm.
  • Tấm đầu tiên của hàng rất quan trọng, người ta cần nó để cân chỉnh và định vị chính xác để những hàng tiếp theo sẽ đi theo. 

CÁC LOẠI SÀN NHỰA GIẢ GỖ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sàn nhựa giả gỗ, tùy theo mục đích sử dụng, chi phí mà bạn có thể lựa chọn các loại sàn nhựa giả gỗ khác nhau. Dưới đây là một số loại được sử dụng phổ biến:

  • Sàn nhựa giả gỗ LVT: Sàn LVT không thấm nước 100% và có thể được lắp đặt trong các công trình dân dụng và thương mại.
  • Sàn nhựa giả gỗ WPC: Sàn WPC được chế tạo từ hỗn hợp của gỗ, nhựa và vinyl. Vật liệu này có độ bền cao, độ đàn hồi tốt, đi êm chân và không thấm nước. Là loại sàn chuyên được sử dụng cho các không gian ngoài trời như bể bơi, công viên, sân thượng…
  • Sàn nhựa giả gỗ SPC: Sàn SPC được cấu tạo với lõi từ bột đá Canxi Cacbonat, nhựa nguyên sinh và các chất ổn định. Vật liệu này là một lựa chọn vô cùng tiện lợi cho các không gian thương mại và nhà ở, những nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Về hình thức lắp đặt, ván sàn nhựa giả gỗ được chia thành 3 loại: dán keo, tự dính và hèm khóa. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu khác nhau.

Hiện nay, loại sàn nhựa giả gỗ SPC có tích hợp hèm khóa chính là sản phẩm được ưa chuộng và thịnh hành nhất. Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm này chúng ta sẽ tiến hành bảng phân tích các ưu nhược điểm giữa Sàn nhựa hèm khóa SPC và Sàn gỗ tự nhiên. 

So sánh ưu – nhược điểm

Để đưa ra được quyết định lựa chọn sàn nhựa giả gỗ hay sàn gỗ tự nhiên, trước hết chúng ta sẽ so sánh chúng về các khía cạnh: tính thẩm mỹ chất lượng, độ an toàn, khả năng thi công lắp đặt và giá thành của 2 loại sản phẩm này.  

2.1 Ưu điểm

Sàn nhựa hèm khóa SPC

Sàn gỗ tự nhiên

Tính thẩm mỹ

Sàn SPC cao cấp có lớp vân gỗ, vân đá vô cùng đa dạng và đặc biệt là trông chúng như thật, mang lại sự sang trọng và tinh tế cho không gian nhà ở, cửa hàng, spa… Các đường vân gỗ tự nhiên vẫn được giữ nguyên bản tạo nên đường nét giàu tính thẩm mỹ, sang trọng cho sàn nhà.

Khả năng kháng nước

Tuyệt đối 100%, hoàn toàn phù hợp cho các khu vực như nhà tắm, nhà bếp, phòng giặt hay nhà có trẻ em và thú cưng. Trong quá trình thi công và lắp đặt, khi sàn gỗ tự nhiên được cố định và hoàn thành có khả năng chống thấm chất lỏng cực tốt, nhưng nếu nước tồn đọng, ngập úng dài ngày trong sàn gỗ tự nhiên thì vẫn gây ra những thiệt hại đáng kể.

Chất lượng sản phẩm

Lõi SPC tạo ra sự bền chặt , không thấm nước giúp làm cứng và độ ổn định cho tấm SPC. Kết hợp cùng các loại hèm khóa thông minh giúp việc thi công lắp đặt dễ dàng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của sàn.  Có bề mặt cứng và khả năng chống chịu lực tốt, chống ma sát và mài mòn nhưng không trơn trượt.

Vệ sinh sàn

Do khả năng chống nước tuyệt đối mà việc vệ sinh vô cùng dễ dàng, chỉ cần một chiếc khăn là bạn đã có thể lau đi những vết bẩn hay vết nước vương vãi do trẻ nhỏ hay thú cưng gây ra. Sàn gỗ tự nhiên rất dễ vệ sinh, làm sạch và bảo trì, bảo quản, nếu làm đúng cách

Tính an toàn

Không chứa chất gây ung thư Formaldehyde, không giải phóng khí độc hại cũng như chống lại sự hoen ố ẩm mốc, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, mang đến sự an toàn cho cả nhà xuyên suốt quá trình sử dụng. Sàn gỗ mát về mùa hè, ấm về mùa đông nên đem lại cuộc sống lành mạnh, dễ chịu cho những người trong gia đình, được y học cho rằng có khả năng hấp thụ các khí độc, bảo vệ con người trước những nguy cơ bệnh tật do thời tiết gây ra.

Giá thành

Hợp lý  Cao, phù hợp với giới thượng lưu

2.2 Nhược điểm

Sàn nhựa hèm khóa SPC Sàn gỗ tự nhiên
Nhược điểm – Độ cứng của lớp lõi SPC là yếu tố tạo nên độ bền cho sản phẩm nhưng nó cũng làm cho chúng ta không thấy thoải mái khi bước đi

– Mùa đông không tạo cảm giác ấm chân như sàn gỗ tự nhiên

– Không phù hợp cho các công trình có nền không bằng phẳng

– Thường có những biến đổi về vật lý nhất định do thời tiết, đặc biệt là vào ngày nắng nóng hoặc thời tiết quá lạnh. Nếu không chọn loại gỗ thích hợp, các mảnh ghép sàn sẽ có độ cong vênh và có khe hở nhất định.– Sàn gỗ cũng dễ bắt lửa hơn.

– Giá trị của sàn gỗ tự nhiên cũng đắt hơn so với các loại sàn làm từ các chất liệu khác.

Nên mua sàn gỗ tự nhiên hay sàn giả nhựa

Thông qua việc so sánh sàn gỗ và sàn nhựa, chúng ta có thể nhận thấy sàn gỗ tự nhiên tốt hơn sàn nhựa về mặt thẩm mỹ và chất lượng. Tuy nhiên, mức giá của nó lại cao hơn khá nhiều. 

  • Cân nhắc tài chính: Kinh phí không cho phép thì nên chọn loại sàn có mức giá rẻ hơn. Như vậy, mỗi người sẽ không cần phải đắn đo hay lo lắng quá nhiều khi chọn mua.
  • Chú ý đến đặc tính: Đối với những vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước và chịu sự va chạm mạnh thì nên chọn sàn nhựa để thời gian sử dụng lâu hơn.
  • Xem xét vị trí lắp đặt là ở đâu: Nếu lót sàn tại những nơi không có quá nhiều người qua lại thì liệu có cần đến tính thẩm mỹ hay không. Nếu muốn trang trí nội thất thì nên chọn sàn gỗ tự nhiên. Bởi vì chúng góp phần tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian.

Tuy nhiên, đối với sàn nhựa hèm khóa của EFLOOR những khuyết điểm của sàn gỗ tự nhiên điều đã được khắc phục, hơn thế lại càng đa dạng về mẫu mã, phong cách, các họa tiết vân gỗ y như vân gỗ tự nhiên, mang đến sự sang trọng, tinh tế cho không gian người sử dụng.

Trên đây là những thông tin so sánh sàn nhựa giả gỗ và sàn gỗ tự nhiên cơ bản theo các tiêu chí đặc trưng mà mỗi người nên biết. Hi vọng sau khi tham khảo, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chọn mua đúng loại sàn để trang trí nhà cửa, văn phòng. 

BOX THÔNG TIN:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sàn nhựa giả gỗ SPC, trong đó sàn Composite kháng nước EFLOOR (hay còn gọi sàn nhựa hèm khóa SPC của EFLOOR) là đơn vị đi đầu về lĩnh vật liệu lát sàn. 

Đến với EFLOOR, bạn có thể thoải mái lựa chọn về mẫu mã sản phẩm và hoàn toàn an tâm về chất lượng, dịch vụ cũng như chế độ bảo trì, bảo hành. Với tuổi thọ sản phẩm là trọn đời cho các công trình dân dụng và hơn 20 năm cho các công trình thương mại

Các đặc tính nổi bật của ván sàn Composite kháng nước EFLOOR:

  • Chống ẩm, kháng nước 100%
  • Mô phỏng vân gỗ sang trọng, chật thật, mang lại giá trị cao cho người sử dụng
  • Kháng khuẩn, chống ẩm mốc, mối mọt hiệu quả
  • Không chứa chất gây ung thư Formaldehyde
  • Chống trầy xước, trơn trượt, bám bẩn
  • Khả năng giảm thanh, cách âm, chống cháy và chịu lực tốt.
  • Tuổi thọ cao, tiết kiệm chi phí, thi công nhanh chóng dễ dàng
  • Không co ngót, cong vênh hay biến dạng
THAM KHẢO THÊM :

EFLOORThương hiệu sàn Composite kháng nước từ New Era Home

Liên hệ để được tư vấn:

– ☎ (+84) 28 3526 7177

– ✉️ spc@efloor.asia

–  Đc: 60 Đặng Dung, P. Tân Định, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam