SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SÀN NHỰA SPC EFLOOR VÀ SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP

Sàn gỗ công nghiêp là vật liệu nhân tạo đầu tiên thay thế cho sàn gỗ tự nhiên. Còn sàn nhựa SPC EFLOOR là ván sàn cao cấp thế hệ mới nhất. Cả hai dòng sản phẩm này đều có ưu điểm là mang đến cho người dùng trải nghiệp chân thật y như sàn tự nhiên. Vậy, sự khác biệt giữa chúng là gì, hãy cùng EFLOOR tìm hiểu!

1.Sàn Gỗ Công Nghiệp

1.1 Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Cau-tao-san-go-cong-nghiep
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Trước đây sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo rất đơn giản gồm 2 lớp: một tấm gỗ mỏng ở trên và một phần lõi dày hơn của ván ép hoặc ván ép sợi có độ bền cao nằm ở phía dưới.

Với sự tiến bộ của khoa khoa học kỹ thuật ngày càng cao, cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp cũng được nâng cấp lên giúp tiết kiệm được nguồn gỗ tự nhiên và hạ giá thành của sản phẩm xuống thấp hơn. Sàn gỗ công nghiệp ngày nay có cấu tạo 4 lớp gồm:

  • Lớp đáy sàn gỗ: Là một lớp nhựa tổng hợp, có tác dụng chống ẩm, chống sự thâm nhập của hơi nước cũng như bệ đỡ chịu lực cho sàn.
  • Lớp lõi: Được tạo ra từ bột gỗ, kết dính bằng keo và nén lại thành một khối chắc chắn.
  • Lớp vân: Đây là một lớp nhựa giả vân gỗ được phủ lên bề mặt lớp lõi.
  • Lớp phủ bề mặt: Là một lớp nhựa cứng, trong suốt có thêm oxit nhôm nhằm tăng khả năng chống mài mòn, chống trầy xước cũng như khả năng chống thấm nước.

1.2 Khu vực lắp đặt

san-nhua-composite-efloor-khong-nen-lap-ngoai-troi

Sàn gỗ công nghiệp là loại sàn có tính ứng dụng cao và có thể lắp đặt ở hầu hết các loại công trình. Tuy nhiên, để tăng tuổi thọ cho ván sàn cũng nên tránh lắp đặt sàn gỗ công nghiệp ở những khu vực:

  • Phòng tắm: là không gian không được dùng phổ biến do sản phẩm này bị hạn chế tiếp xúc với nước, mà phòng tắm lại là khu vực ẩm ướt nên rất khó để bảo quản sàn gỗ tốt nhất.
  • Công trình thương mại: những nơi như  trường học, khu vực kinh doanh có mật độ đi lại cao sẽ dẫn tới tình trạng làm bề mặt bị bào mòn nhanh, một số điểm mất màu vân gỗ.
  • Các công trình có tầng 1: với không gian tiếp xúc nhiều với mặt đường, mật độ sử dụng lớn, đi lại cao sẽ dẫn đến nguy cơ giảm tuổi thọ của sàn do nắng, bụi, bẩn… Hơn nữa, tầng 1 là nơi tiếp xúc nhiều với mặt đất nên độ ẩm cao hơn, trực tiếp gây hại cho sàn, chắc chắn khi lắp cho khu vực này tuổi thọ không cao như các khu vực sàn nhà tầng trên.

1.3 Lưu ý khi lắp đặt

  • Trước khi lát sàn công nghiệp, cần chuẩn bị một mặt nền chắc chắn, bằng phẳng. Mặt nền tốt sẽ đảm bảo chất lượng của sàn gỗ sau khi lắp đặt
  • Nếu mặt nền làm bằng xi măng, phải trán thật nhẵn, phẳng. Có thể dùng cây thước nhôm 2 hoặc 3 mét xoa một vòng kiểm tra các vị trí xem có chỗ nào võng không.
  • Chỉ nên lát sàn gỗ sau khi các hạng mục khác đã hoàn thành và nhớ quét thật sạch sẽ trước khi thi công sàn gỗ.
  • Nếu mặt nền phụ là sàn gạch hoa, cũng cần chắc chắn mặt sàn đó phẳng. Và hãy cắt mạch gạch để chống phồng gạch về sau

Để nền nhà có tính thẩm mỹ cao, cần chú ý đến hướng lắp đặt sàn gỗ công nghiệp.

  • Thứ tự ưu tiên đầu tiên là chiều của ánh sáng không gian: Lát sàn gỗ dọc theo chiều ánh sáng cửa sổ.
  • Thứ tự ưu tiên thứ 2 là chiều dài của căn phòng: Nếu phòng có chiều dài 7m, rộng 4m thì lát xuôi tấm gỗ theo chiều dài 7m. Nếu lát theo cách này thì cần thống nhất chiều lát của tất cả các phòng.

1.4 Đặc điểm sàn gỗ công nghiệp

san-go-cong-nghiep-de-hu-hong

Ưu điểm Nhược điểm
Đa dạng về chủng loại: Hiện nay trên thị trường Việt Nam xuất hiện rất nhiều loại gỗ công nghiệp thuộc nhiều dòng khác nhau và đến từ các nước như Malaysia, Thái Lan và các nước Châu Âu,… giúp người dùng dễ dàng lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng và tài chính của gia đình. Dễ bị nấm mốc: Đối với các loại sàn gỗ công nghiệp sử dụng công nghệ hèm khóa sau khi sử dụng một thời gian dài, các hèm khóa giữa các ván sàn bị lỏng, tạo ra những khe hở nhất định. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm cao, nấm mốc sẽ sản sinh giữa các khe hở điều này vừa gây mất thẩm mỹ, vừa làm giảm chất lượng sàn gỗ và ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Tính thẩm mỹ cao: Sự đa dạng trong các đường vân, độ bóng và màu sắc mang lại nét sang trọng và đẹp mắt cho không gian nội thất. Đồng thời gia chủ cũng có thể thoải mái lựa chọn cho mọi phong cách nhà ở và sở thích cá nhân. Khả năng chịu nước hạn chế: Đây có thể coi là điểm hạn chế khá lớn của sàn gỗ công nghiệp với khả năng chịu nước, chịu ẩm kém.
Độ bền: Sàn gỗ công nghiệp chịu lực cao, chống mài mòn và trầy xước. Chúng có thể giải quyết được nhược điểm của gỗ tự nhiên như: không cong vênh, chống được mối mọt.  Độ ổn định: Dễ bị cho ngọt cong vênh khi chịu độ ẩm cao hoặc tiếp xúc với chất lỏng trong 1 thời gian dài.
Tính bền vững: sàn gỗ công nghiệp có khả năng chịu lực cao, đặc biệt với công nghệ hiện đại đã sản xuất ra các loại gỗ có chất lượng và có kết cấu thuận lợi.  An toàn: Các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp đều phải trải qua quá tình xử lý hóa chất để tránh bị mối mọt ẩm mốc nên sẽ chứa các chất độc hại là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng
Vệ sinh: Thuận tiện và dễ dàng Khả năng thay thế: Không sửa được nếu hỏng bề mặt, khó thay thế nếu đã hết mẫu mã trên thị trường.
Giá cả hợp lý: Gỗ công nghiệp được khai thác từ những loại cây ngắn ngày và phổ biến nên giá cả rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Chúng cũng được thi công và lắp đặt dễ dàng hơn nên chi phí nhân công rẻ Gây nhiễu loạn người mua: Sự hỗn loạn của thị trường sàn gỗ công nghiệp cao cấp, giá rẻ đã làm cho người tiêu dùng trở nên lúng túng, không biết phải lựa chọn thế nào để tối ưu nhất. Có thể dễ dàng mua phải hàng giả hàng nhái, hàng giá cao không đúng với giá trị thực của nó.
Độ bền màu: Cao hơn sàn gỗ tự nhiên, bền màu sau hàng chục năm sử dụng mà không phải mất công đánh bóng hay phun sơn do gỗ công nghiệp phủ lớp bảo vệ lên bề mặt vân gỗ có tác dụng kháng lại rất nhiều các tác động tiêu cực khác nhau từ quá trình sử dụng hàng ngày. 
Thời gian sử dụng: Tuổi thọ của sản phẩm sàn gỗ công nghiệp là rất cao từ 10 đến 30 năm.

Nhìn chung, các loại sàn có thành phần từ gỗ thì đều ít, nhiều bị ngậm nước, gây co ngót, mối mọt,  biến dạng, hư hỏng. Chính vì vậy, để chống lại nó đều phải qua xử lý bằng hóa chất, dẫn đến độc hại cho người sử dụng.

2.Sàn Composite Kháng Nước EFLOOR

EFLOOR-LuxPro-EF5901
EFLOOR LuxPro EF9001

Sàn Composite kháng nước EFLOOR được đánh giá là ván sàn cao cấp thế hệ mới nhất với lớp lõi siêu bền được tạo thành từ bột đá, nhưa nguyên sinh cùng các chất ổn định. Chiếm 60% nhu cầu sử dụng cho việc sửa chữa, làm mới công trình và khoảng 40% ứng dụng cho công trình xây mới có đòi hỏi cao về độ bền và tính thẩm mỹ.

2.1 Cấu tạo sàn Composite kháng nước EFLOOR

Cau-tao-san-nhua-spc-EFLOOR
Cấu tạo sàn Composite kháng nước EFLOOR

Thông thường sàn nhựa sẽ có cấu tạo 4 lớp, nhưng đối với sàn nhựa hèm khóa SPC sẽ có 5 lớp cấu tạo:

Lớp UV trên cùng Lớp trên cùng của sàn là một loại vật liệu trong suốt có tác dụng chống trơn trượt, chống nước và chống bám bẩn. Chức năng quan trọng nhất của nó là chống trầy xước, bảo vệ lớp họa tiết bên dưới và ngăn bay màu dưới tác động của ánh sáng, tia UV
Lớp bảo vệ Là lớp vật liệu trong suốt có độ bền cao để chống mài mòn, chống thấm, chống ẩm mốc để tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
Lớp họa tiết Còn gọi là lớp film, đây là lớp tạo màu, hoa văn, vân gỗ, vân đá…Phần họa tiết này được làm từ các Film khá đa dạng về mẫu mã nên có thể dễ dàng tìm được loại sàn có phong cách thiết kế phù hợp với không gian nội thất.  
Lớp lõi SPC Đây là lớp lõi nhựa đá dày đặc, không thấm nước giúp làm cứng và độ ổn định cho tấm SPC.

Kết hợp cùng các loại hèm khóa thông minh giúp việc thi công lắp đặt dễ dàng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của sàn. 

Lớp đáy IXPE Có chức năng cân bằng, giữ cho sàn không bị cong, uốn, tăng khả năng cách âm và dễ dàng thuận tiện thi công trong trường hợp sàn có sai số

2.2 Khu vực lắp đặtThi-cong-san-nhua-hem-khoa-EFLOOR

Kế thừa và khắc phục được những nhược điểm của các loại ván sàn truyền thống, sàn nhựa SPC EFLOOR có thể được dùng để lắp đặt cho mọi không gian với mọi loại công trình. Tuy nhiên, do sàn có cấu tạo phần lõi khá cứng, giòn và dễ tổn thương nên chỉ được dùng cho các công trình có mặt nền hoàn toàn bằng phẳng. Hơn thế, sàn nhựa SPC EFLOOR không phù hợp để dùng cho các không gian ngoài trời. 

2.3 Lưu ý khi lắp đặt

  • Cần tính toán trước chiều dài, chiều rộng phòng để cắt tấm cho thuận tiện.
  • Kiểm tra độ vuông góc, độ phẳng của sàn. Nền sàn cần được xử lý sơ bộ, sai số cho phép 3mm trên 2m dài, việc này cần phải đặc biệt lưu ý. 
  • Vệ sinh và làm sạch không gian để tránh bụi rơi vào hèm khóa gây khó trong quá trình lắp đặt.
  • Sử dụng đúng phương pháp, phù hợp với hèm khóa và dụng cụ cân chỉnh để tránh gãy hèm.
  • Tấm đầu tiên của hàng rất quan trọng, người ta cần nó để cân chỉnh và định vị chính xác để những hàng tiếp theo sẽ đi theo.

2.4 Đặc điểm sàn nhựa SPC EFLOOR

san-spc-ung-dung-cao
Sàn nhựa SPC EFLOOR có đặc tính thi công nhanh, dễ dàng lắp ghép
Ưu điểm Nhược điểm
Tính thẩm mỹ: Sàn SPC cao cấp có lớp vân gỗ, vân đá vô cùng đa dạng và đặc biệt là trông chúng như thật, mang lại sự sang trọng và tinh tế cho không gian nhà ở, cửa hàng, spa… – Độ cứng của lớp lõi SPC là yếu tố tạo nên độ bền cho sản phẩm nhưng nó cũng làm cho chúng ta không thấy thoải mái khi bước đi

– Tiện ích: mùa đông không tạo cảm giác ấm chân như sàn gỗ tự nhiên

– Ứng dụng: Không phù hợp cho các công trình có nền không bằng phẳng

Khả năng kháng nước: Tuyệt đối 100%, hoàn toàn phù hợp cho các khu vực như nhà tắm, nhà bếp, phòng giặt hay nhà có trẻ em và thú cưng
Chất lượng: Lõi SPC tạo ra sự bền chặt , không thấm nước giúp làm cứng và độ ổn định cho tấm SPC. Kết hợp cùng các loại hèm khóa thông minh giúp việc thi công lắp đặt dễ dàng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của sàn
Vệ sinh: Do khả năng chống nước tuyệt đối mà việc vệ sinh sàn vô cùng dễ dàng, chỉ cần một chiếc khăn là bạn đã có thể lau đi những vết bẩn hay vết nước vương vãi do trẻ nhỏ hay thú cưng gây ra.
Tính an toàn: Không chứa chất gây ung thư Formaldehyde, không giải phóng khí độc hại cũng như chống lại sự hoen ố ẩm mốc, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, mang đến sự an toàn cho cả nhà xuyên suốt quá trình sử dụng.
Giá thành: Hợp lý

Chi phí ban đầu sàn SPC có thể cao hơn sàn gạch Ceramic, tuy nhiên trừ đi các chi phí nhân công, phụ gia, xi măng… thi tổng kinh phí hoàn thành chỉ ngang bằng hoặc thậm chí là là thấp hơn.

Ứng dụng: Phù hợp với mọi loại công trình từ nhà ở dân dụng đến công trình thương mại
Độ dày: Sàn SPC có xu hướng dày hơn so với LVT tiêu chuẩn. Độ dày sàn SPC thường dao động từ 3mm đến 7mm, trong khi sàn LVT sẽ là 4mm hoặc nhỏ hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trên về 2 vật liệu sàn nhựa SPC EFLOOR và sàn gỗ công nghiệp sẽ giúp Quý khách hàng chọn được dòng sản phẩm phù hợp với không gian kiến trúc và nguồn kinh phí của mình.

EFLOOR – Một thương hiệu đến từ New Era Home

☎️: (+84) 283 247 365

📭: info@efloor.asia

🏡: 60 Đặng Dung, P. Tân Định, Q.1, Tp. HCM
5/5 - (1 bình chọn)