Bạn đang tìm kiếm một loại vật liệu lát sàn cho ngôi nhà hay cửa hàng của mình? Nhưng bạn không phải là “dân trong nghề”, bạn đang gặp rắc rối to với việc phân biệt các loại vật liệu khác nhau và không biết loại nào tốt và phù hợp? Cùng bài viết so sánh các loại vật liệu lát sàn mới và được ưa chuộng nhất hiện nay là sàn SPC, WPC và Sàn gỗ công nghiệp nhé!
Nội dung chính
Sàn SPC
Sàn SPC là gì?
Sàn SPC là viết tắt của sàn Stone Plastic Composite, đây là lựa chọn cho sàn chống thấm nước bền nhất trên thị trường. Lõi SPC là yếu tố làm cho loại sàn này trở nên cực kỳ bền, giúp sàn không bị cong vênh hay biến dạng ngay cả thi công trên các nền công trình không bằng phẳng.
Quan điểm từ xưa của chúng ta về sản phẩm lát sàn là càng dày sẽ càng tốt, nhưng đối với sàn SPC độ dày đã không còn quan trọng. Bởi được sản xuất với cấu trúc nhiều lớp, sàn SPC là loại vật liệu siêu mỏng và siêu bền. Hãy thử bẻ cong một tấm sàn SPC và nó sẽ hoàn toàn không bị tác động dẫn đến cong vênh hay nứt vỡ.
Cấu tạo sàn SPC bao gồm 5 lớp:
- Lớp phủ UV chống phai màu
- Lớp bảo vệ chống trầy xước
- Lớp vân trang trí đa dạng mẫu mã
- Lớp lõi SPC bền chắc, kháng nước tuyệt đối
- Lớp lót đáy giúp giảm âm và tạo độ êm ái cho sàn
Ưu điểm của sàn SPC
Không thấm nước: Đây là điều làm cho sàn SPC và WPC trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Chúng hoàn toàn phù hợp cho các khu vực như nhà tắm, nhà bếp, phòng giặt hay nhà có trẻ em và thú cưng.
An toàn: Không chứa chất gây ung thư Formaldehyde, không giải phóng khí độc hại cũng như chống lại sự hoen ố ẩm mốc, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, mang đến sự an toàn cho cả nhà xuyên suốt quá trình sử dụng.
Phù hợp cho các công trình có nền không bằng phẳng: Lõi cứng được thiết kế để lắp đặt trên bất kỳ bề mặt nền nào, kể cả gạch men, bê tông… Đây là lựa chọn tuyệt vời cho việc sửa chữa lại ngôi nhà hay cửa hàng mới của bạn.
Siêu bền: Lõi SPC tạo ra sự bền chắc, sản phẩm được EFLOOR bảo hành 20 năm cho các công trình thương mại và bảo hành trọng đời cho công trình dân dụng.
Màu sắc như gỗ thật, vân đá tự nhiên: Sàn SPC cao cấp có lớp vân gỗ, vân đá vô cùng đa dạng và đặc biệt là trông chúng như thật, mang lại sự sang trọng và tinh tế cho không gian nhà ở, cửa hàng, spa…
Dễ dàng vệ sinh và bảo trì: Do khả năng chống nước tuyệt đối mà việc vệ sinh vô cùng dễ dàng, chỉ cần một chiếc khăn là bạn đã có thể lau đi những vết bẩn hay vết nước vương vãi do trẻ nhỏ hay thú cưng gây ra.
Dễ dàng lắp đặt: Ván sàn SPC được tích hợp hệ thống hèm khóa thông minh nên việc lắp đặt vô cùng dễ dàng. Chỉ cần lắp chúng khớp với nhau theo các hèm khóa mà không cần sử dụng thêm bất kỳ công cụ nào.
Nhược điểm của sàn SPC
Độ cứng của lớp lõi SPC là yếu tố tạo nên độ bền cho sản phẩm nhưng nó cũng làm cho chúng ta không thấy thoải mái khi đi trên nền sàn như loại sàn WPC.
Sàn WPC
Sàn WPC là gì?
WPC là viết tắt của Wood Plastic Composite. Ngoài việc chống thấm nước hoàn toàn, lõi WPC được tăng cường “chất tạo bọt”, làm cho nó mềm hơn và khi chúng a bước đi trên nền sàn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Đây cũng là một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho các không gian thương mại, doanh nghiệp và nhà ở.
Ưu điểm của Sàn WPC
Hoàn toàn không thấm nước: Sàn WPC được thiết kế để chống ẩm và ngăn nước.
Mang lại sự thoải mái khi đi lại hơn bởi sàn WPC có tính đàn hồi tốt hơn các vật liệu tương tự khác.
Nhược điểm của Sàn WPC
Khả năng bị biến dạng cao: So với sàn SPC, WPC không bền bằng. Phần lõi mềm hơn tạo cảm giác khi đi lại thoải mái, nhưng nó cũng tăng khả năng bị lõm nếu bạn làm rơi vật nặng. Hoặc, chúng sẽ dễ bị cong vênh, co ngót khi thời tiết thay đổi.
Sàn gỗ công nghiệp
Khái niệm
Là loại vật liệu nhân tạo đầu tiên thay thế cho gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp nhanh chóng trở nên phổ biến khi các nhà sản xuất tạo ra vẻ ngoài ngày càng giống thật.
Cấu tạo bao gồm 4 lớp:
- Lớp đáy sàn gỗ: Là một lớp nhựa tổng hợp, có tác dụng chống ẩm, chống sự thâm nhập của hơi nước cũng như bệ đỡ chịu lực cho sàn.
- Lớp lõi: Được tạo ra từ bột gỗ, kết dính bằng keo và nén lại thành một khối chắc chắn.
- Lớp vân: Đây là một lớp nhựa giả vân gỗ được phủ lên bề mặt lớp lõi.
- Lớp phủ bề mặt: Là một lớp nhựa cứng, trong suốt có thêm oxit nhôm nhằm tăng khả năng chống mài mòn, chống trầy xước cũng như khả năng chống thấm nước.

Ưu điểm của Sàn gỗ công nghiệp
Độ bền tương đối tốt
Chống trầy xước: Sàn có một lớp chống mài mòn giúp bảo vệ sàn nhà khỏi bị trầy xước.
Dễ dàng làm sạch và bảo trì: Cũng giống như sàn SPC và sàn WPC, đơn giản chỉ cần lau hoặc quét khi cần thiết.
Dễ dàng lắp đặt
Giá rẻ
Nhược điểm của Sàn gỗ công nghiệp
Không chịu được nước: Mặc dù đã trải qua các biện pháp chống nước nhưng nó vẫn không hiệu quả.
Không sử dụng được cho nhà tắm hoặc tầng hầm: Vì những khu vực này độ ẩm cao, dễ bị rò rỉ và ngập nước, bạn cần có một loại sàn chịu nước tốt hơn.
Âm thanh: Sàn có thể tạo ra âm thanh khi bước đi trên sàn.
Kết luận
Đặc điểm | Sàn SPC EFLOOR | Sàn WPC | Sàn gỗ công nghiệp |
Kháng nước | Tuyệt đối | Tuyệt đối | Tương đối, lớp lõi nếu bị ngập nước sẽ bị trương nở |
An toàn | Không chứa Formaldehyde | An toàn | Chứa Formaldehyde gây ung thư, tồn tại trong không khí phòng lên đến 10-12 năm |
Dễ dàng vệ sinh | Tốt | Tốt | Tốt |
Chi phí | Hợp lý | Hợp lý | Giá rẻ |
Lắp đặt | Có hệ thống hèm khóa, lắp đặt dễ dàng, tháo, dỡ nhanh chóng | Lắp đặt nhanh | Cần dụng cụ phức tạp |
Chống trầy xước | Có lớp UV và lớp bảo vệ chống trầy xước kể cả có thú cưng | Tốt | Tốt |
Độ ổn định | Chống giãn nở, cong vênh | Dễ bị giãn nở và co lại khi thời tiết thay đổi | Dễ bị co ngót, cong vênh khi thấm nước |
Các loại vật liệu lát sàn hiện nay trên thị trường vô cùng đa dạng, tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình loại vật liệu phù hợp. Sàn SPC, sàn WPC và sàn gỗ công nghiệp là các loại vật liệu lát sàn phổ biến ngày nay. Chúng thay thế cho gạch men, thảm, sàn bê tông.. mang lại sự sang trọng và an toàn cho người sử dụng.