VÁN SÀN VINYL LÀ GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT SÀN VINYL

Ván sàn Vinyl được xem là vật liệu cải tiến thông minh nhất hiện nay. Với mục đích sản xuất loại bỏ đi nhược điểm của các loại vật liệu lát sàn khác. Chính vì vậy, dù chúng được thiết kế có vẻ ngoài và kiểu dáng giống như sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên, sàn gạch men, thảm trải sàn nhưng lại được tối ưu về mặt chức năng, tích hợp những ưu điểm tốt nhất.

Nhờ đó mà Vinyl hiện nay đang là vật liệu lát sàn nội thất phổ biến ở nước ngoài, các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á. Để hiểu rõ hơn về loại vật liệu này và quy trình lắp ráp thi công, hãy cùng EFLOOR theo dõi hết bài viết dưới đây nhé!

Sàn nhựa Vinyl ngày càng được ưa chuộng và tìm được vị thế của mình trên thị trường VLXD

VÁN SÀN VINYL LÀ GÌ?

Sàn Vinyl là một trong những vật liệu lót sàn phổ biến trong những năm gần đây. Với mẫu mã hoa văn đa dạng, khả năng chống thấm, chống ẩm và dễ bảo trì nên sàn vinyl dần thay thế cho sàn gỗ tự nhiên, sàn gạch men, sàn đá hay thảm lót… 

Mặc dù nhờ có lớp vân trang trí mà trông Vinyl có thể trông giống với gỗ, đá hoặc ngói nhưng nó bền hơn hầu hết các vật liệu này và cũng dễ bảo trì hơn.

CÁC LOẠI SÀN VINYL PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sàn nhựa Vinyl, tùy theo mục đích sử dụng, chi phí mà bạn có thể lựa chọn các loại sàn Vinyl khác nhau. Dưới đây là một số loại được sử dụng phổ biến:

  • Sàn Vinyl LVT: Sàn LVT không thấm nước 100% và có thể được lắp đặt trong các công trình dân dụng và thương mại.
  • Sàn Vinyl WPC: Sàn WPC được chế tạo từ hỗn hợp của gỗ, nhựa và vinyl. Vật liệu này có độ bền cao, độ đàn hồi tốt, đi êm chân và không thấm nước. Là loại sàn chuyên được sử dụng cho các không gian ngoài trời như bể bơi, công viên, sân thượng…
  • Sàn Vinyl SPC: Sàn SPC được cấu tạo với lõi từ bột đá Canxi Cacbonat, nhựa nguyên sinh và các chất ổn định. Vật liệu này là một lựa chọn vô cùng tiện lợi cho các không gian thương mại và nhà ở, những nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Về hình thức lắp đặt, ván sàn Vinyl được chia thành 3 loại: dán keo, tự dính và hèm khóa. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu khác nhau.

cac-loai-san-vinyl
Khác với 2 loại sàn Vinyl dán keo hoặc tự dán, đối với sàn sử dụng hèm khóa mang lại sự an toàn cho người sử dụng cao hơn cũng dễ dàng lắp đặt và bảo quản

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI LẮP SÀN NHỰA VINYL

Một số loại ván sàn Vinyl có khả năng đàn hồi, một số khác có lõi cứng, chúng phù hợp cho tất cả các nhu cầu của khách hàng. Đó là một trong những lý do tại sao nó rất phổ biến trong cả các loại công trình. Tuy nhiên, dù là loại sàn nào thì trong quá trình lắp đặt, vẫn có những vấn đề có thể gây hư hỏng vật liệu và làm giảm chất lượng công trình. Vì thế, khi thi công cần phải lưu ý những điều nên và không nên khi lắp đặt dưới đây nhé!

3.1 Những điều nên thực hiện khi lắp đặt

  • Hãy thử bằng một mẫu sàn Vinyl trước khi lắp đặt để kiểm tra độ ẩm của sàn phụ. Đặt mẫu sàn Vinyl và dán chặt tất cả các cạnh bằng băng keo, trong vòng 3 ngày. Nếu băng dính bị bong lên một cách dễ dàng, điều đó có nghĩa là sàn của bạn có độ ẩm cao, lúc này không thích hợp để lắp đặt sàn vinyl. Đặc biệt đối là với sàn phụ là sàn bê tông thì càng cần phải lưu ý kỹ.
lap-dat-san-nhua-vinyl
Nên kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ của căn phòng và mặt nền trước khi lắp đặt ván sàn Vinyl
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp. Giữ phòng ở nhiệt độ bình thường ít nhất 48 giờ trước khi bắt đầu lắp đặt để sàn Vinyl thích nghi với nhiệt độ này. Nếu không làm như thế, sàn của bạn sau khi lắp đặt có thể sẽ bị cong vênh, co ngót hoặc biến dạng do giãn nở nhiệt.
  • Sử dụng lớp lót đáy nếu lắp đặt trên nền bê tông. Bạn phải sử dụng lớp xốp lót đáy trên nền phụ bê tông khi lắp đặt sàn nhựa Vinyl dạng hèm khóa. Xốp lót đáy có tác dụng tạo khoảng cách an toàn cho sàn với mặt sàn, giúp tránh các tác động trực tiếp từ sàn như rung, ẩm, bảo vệ sàn và giữ mặt sàn luôn chắc chắn. Đối với sàn nhựa hèm khóa SPC của thương hiệu EFLOOR, sản phẩm đã được tích hợp lớp lót đáy từ chất liệu IXPE cao cấp. Bạn có thể trực tiếp lắp đặt trên nền phụ mà không cần chuẩn bị thêm lớp lót nào.

(Xem thêm: Sàn EFLOOR và những lợi ích của lớp lót đáy IXPE)

  • Kiểm tra lớp nền của bạn một cách kỹ càng. Khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường những cục u nhỏ hay vết lõm trên mặt nền phụ, nhưng chúng có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc lắp đặt. Mặt nền của bạn sẽ trông lồi lõm không đều, đặc biệt đối với sàn dán keo, còn sàn nhựa hèm khóa lõi cứng thì có thể khắc phục được hạn chế này. 
  • Đọc hướng dẫn của nhà sản xuất. Mỗi nhà sản xuất đều có những khuyến nghị riêng của họ về những gì nên sử dụng để trám nền trước khi lắp đặt sàn và cách giữ cho nó sạch sẽ để đảm bảo được kết quả cuối cùng.

3.2 Những điều không nên khi lắp đặt

Nếu bạn đang sửa chữa mặt sàn của căn nhà cũ hay cửa hàng cũ, bạn cần lưu ý khoảng cách giữa sàn nhà và cửa. Đối với một số loại cửa có khoảng cách khít với mặt nền, khi dán hoặc lắp thêm một lớp sàn Vinyl, bạn có thể sẽ không mở được cửa hoặc khoảng cách quá khít khiến cửa cọ sát với sàn làm trầy xước ván sàn.

  • Đừng đóng những tấm sàn Vinyl quá mạnh. Một số thợ lắp đặt đóng mạnh các tấm ván sàn để chúng dính vào mặt nền qua lớp keo, hoặc để chúng khít chặt nếu sử dụng sàn có hèm khóa. Tuy nhiên, điều này có thể gây hại cho sàn. Thay vào đó, hãy sử dụng búa cao su, bạn chỉ cần gõ nhẹ và chúng sẽ đạt hiệu quả như mong muốn.
luu-y-khi-lap-dat-van-san-vinyl
Đối với những loại sàn nhựa Vinyl dán keo bạn cần chú ý đến thời gian có thể di chuyển để tránh tổn hại đến mặt sàn và các lớp kết dính
  • Không đi lại trên sàn sau khi lắp đặt ít nhất 48 giờ. Sàn Vinyl dán keo cần có thời gian ít nhất 48h để chúng khô lại và dính chặt xuống nền. Nhưng đối với sàn lắp đặt hèm khóa thì bạn có thể đi lại ngay mà không cần chờ đợi.
  • Đừng kéo lê đồ đạc nặng trên lớp sàn vinyl, chúng có thể gây ra những vết trầy xước lớp sàn. Thay vào đó, hãy sử dụng các miếng lót nội thất để di chuyển đồ đạc dễ dàng mà không làm ảnh hưởng đến sàn nhà.
  • Không sử dụng các loại keo không được khuyến nghị. Kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất để chọn đúng loại keo. Việc này rất quan trọng, nó quyết định kết quả thi công. Nếu chọn loại keo không đúng, sàn của bạn có thể không được dính chặt, hoặc sau một thời gian chúng có thể bị bong lên một cách dễ dàng.

Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể chọn các loại ván sàn Vinyl khác nhau, nhưng việc nắm rõ các lưu ý nên và không nên trong quá trình lắp đặt sàn nhựa vinyl là điều vô cùng quan trọng. Với những điểm lưu ý này, bạn chắc chắn sẽ có một công trình lắp đặt chất lượng và sàn nhà sẽ sử dụng được trong nhiều năm tới.

BOX THÔNG TIN:

Sàn Vinyl SPC hay còn gọi là sàn nhựa hèm khóa SPC là một sản phẩm đến từ thương hiệu EFLOOR.  Với những tính năng nổi bật như: 

  • Khả năng kháng nước tuyệt đối do có cấu tạo từ nhựa và bột đá
  • Đa dạng mẫu mã, màu sắc, mang lại cảm nhận y như thật từ vân gỗ, vân đá, vân thảm… 
  • Có thể lắp đặt trên mọi bề mặt phẳng
  • Thi công nhanh chóng dễ dàng nhờ công nghệ hèm khóa thông minh
  • Dễ dàng vệ sinh và bảo trì
  • Giá cả hợp lý, rẻ hơn nhiều so với gỗ hoặc đá tự nhiên, tiết kiệm vật tư, chi phí thi công so với lát gạch men, lắp ráp thảm…
THAM KHẢO THÊM:

EFLOOR – Thương hiệu sàn Composite kháng nước từ New Era Home

Liên hệ để được tư vấn:

– ☎ (+84) 28 3526 7177

– ✉️ spc@efloor.asia

– Đc: 60 Đặng Dung, P. Tân Định, Q.1, Tp. HCM

5/5 - (2 bình chọn)